Hướng dẫn ủ thơm quần áo giúp quần áo của bạn luôn thơm lâu
Mục lục nội dung
Chắc chắn, bất kỳ ai cũng mong muốn được khoác lên mình những bộ quần áo không chỉ đẹp mà còn phải thật thơm. Quần áo thơm tho, sạch sẽ luôn khiến chúng ta cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi mặc. Để làm được điều này việc giữ cho chiếc tủ quần áo luôn sạch sẽ, dùng nước xả vải, nước hoa hay sáp thơm, dùng giấy thơm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ủ thơm quần áo. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.
1 Các sản phẩm để ủ thơm quần áo
1.1 Sử dụng giấy thơm ủ quần áo
Sử dụng giấy thơm là cách làm thơm tủ quần áo đang được nhiều gia đình sử dụng hiện nay. Hộp giấy thơm cho vào tủ sẽ tỏa ra mùi dịu nhẹ, không quá nồng mà còn tránh ấm mốc, chú ý cho từng miếng giấy vào giữa những lớp vải quần áo của bạn sẽ giúp giữ mùi lâu hơn. Tuy nhiên khó giữ được mùi hương trong thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm.
1.2 Sử dụng tinh dầu thiên nhiên
Ngoài giấy thơm quần áo thì bạn có thể sử dụng tinh dầu thiên nhiên như một sự thay thế hoàn hảo. Tinh dầu thiên nhiên có một mùi hương tuyệt vời và các công dụng trị liệu tốt cho sức khỏe, bạn có thể sử dụng tinh dầu với mùi hương thích hợp cho tủ quần áo của mình bằng các cách sau: sấy quần áo, giặt quần áo, cất quần áo, xịt thơm quần áo…sẽ giúp cho việc giữ mùi lâu nhất.
1.3 Dùng túi thơm treo vào tủ quần áo
Bên cạnh giấy thơm bạn cũng có thể treo một túi thơm vào góc tủ quần áo sẽ làm cho chiếc tủ quần áo của bạn thơm nhẹ nhàng nhưng vẫn giữ được mùi. Bạn có thể làm túi thơm bằng cách cho viên làm thơm tủ quần áo vào bên trong hay các thảo dược tạo mùi thơm vào túi và buộc lại, treo vào trong tủ giúp cho những bộ quần áo luôn luôn thơm.
1.4 Dùng bánh xà phòng thơm hoặc nến thơm
Để bánh xà phòng thơm hay nến thơm trong tủ quần áo cũng là cách khá đơn giản được nhiều gia đình lựa chọn giúp quần áo luôn thơm như vừa mới giặt. Để quần áo luôn có mùi thơm dễ chịu thì bạn nên chọn bánh xà phòng thơm, nến thơm có mùi hương yêu thích rồi cho vào túi vải bông đặt vào trong tủ quần áo gia đình.
1.5 Dùng nước hoa xịt trong tủ quần áo
Nước hoa được xem là cách làm thơm tủ quần áo lâu nhất, đối với cách này thì không xịt trực tiếp lên quần áo sẽ khiến cho quần áo bị ố vàng rất khó giặt, dễ bay màu hoặc có mùi quá nồng. Nếu muốn mùi thơm quần áo nhẹ nhàng thì nên xịt nước hoa vào một chiếc khăn tay vào treo trên góc tủ quần áo, đảm bảo cho quần áo của bạn lúc nào cũng mang đến hương thơm dễ chịu và tươi mát.
1.6 Dùng ống xịt thơm và băng phiến bảo quản tủ quần áo
Là cách khử mùi tủ quần áo cực kỳ hiệu qảu, sử dụng băng phiến giúp đuổi gián trong tủ quần áo cực kỳ hiệu quả. Lấy ống xịt thơm quần áo theo mùi hương của sở thích vừa tạo cho không gian tủ quần áo thơm tho và thoáng lại vừa giúp quần áo không bị để quá lâu mà vẫn có mùi thơm khi sử dụng.
1.7 Dùng nước xả vải giặt quần áo
Trước khi sử dụng bất kỳ một loại hương liệu nào để làm thơm cho tủ quần áo thì trước tiên bạn phải chọn loại nước xả vải làm thơm quần áo phù hợp, đảm bảo cho quần áo mềm mịn và tươi mới. Lúc sử dụng bạn cần pha loãng nước xả để có được mùi thơm dịu nhẹ không gây kích ứng cho khứu giác.
Xem thêm: Tại sao nên giặt quần áo mới mua? Giặt như thế nào thì tốt?
2 Các bước để ủ thơm quần áo
2.1 Trước khi giặt quần áo
Bạn nên vệ sinh máy giặt trước khi giặt quần áo bởi khi dùng lâu ngày, máy giặt có thể bốc mùi nấm mốc khó chịu và lây sang quần áo. Bạn làm vệ sinh khi máy giặt khi không có quần áo bằng cách:
Rót 2 - 4 cốc giấm trắng vào ngăn đựng xà phòng trong máy giặt. Sau đó, cho máy chạy hết một chu trình giặt ở chế độ mạnh và nóng nhất. Thêm một cốc muối nở và chạy thêm một chu trình nữa. Tiếp đến, bạn dùng giẻ lau bên trong lồng giặt và trên nắp máy giặt. Bạn cũng có thể dùng thuốc tẩy hoặc sản phẩm vệ sinh máy giặt thay cho giấm. Nếu dùng thuốc tẩy, bạn nên giặt quần áo trắng trong mẻ giặt đầu tiên sau khi làm vệ sinh máy giặt. Khi không sử dụng, bạn nên mở nắp hoặc cửa máy giặt.
Độ ẩm bị kẹt lại bên trong máy giặt đóng kín sẽ khiến nấm mốc và vi khuẩn gây mùi phát triển.
Nếu nhà bạn có sử dụng máy sấy bạn cũng cần làm sạch túi lọc xơ sau mỗi lần sấy. Các sợi xơ có thể bị bám mùi và lây sang quần áo. Ít nhất mỗi năm một lần, bạn nên lấy túi lọc xơ ra khỏi máy và giặt sạch với xà phòng nhẹ dịu và nước ấm. Bạn vệ sinh bằng cách nhúng giẻ trong dung dịch giấm và nước nóng pha với tỷ lệ 1:1 để lau bên trong lồng máy sấy, tối thiểu mỗi tháng một lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ vài chiếc khăn đã nhúng giấm vào máy sấy và cho máy chạy. Giấm sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi.
2.2 Khi giặt quần áo
Dùng xà phòng giặt có hương thơm và đúng lượng xà phòng theo hướng dẫn. Bạn không nên dùng nhiều hơn bởi điều này thường để lại các vệt xà phòng trên quần áo và còn khiến quần áo có mùi khó chịu hơn.
Sau khi giặt xong bạn nên sử dụng nước xả vải để giữ hương thơm cho quần áo. Khi sử dụng nước xả vải, quần áo của bạn sẽ thơm hơn, mềm mại hơn và giữ được màu sắc như mới. Bạn cần pha loãng nước xả để có được mùi thơm dịu nhẹ không gây kích ứng cho khứu giác. Tốt hơn là dùng nước xả vải một lần xả để quần áo được thơm tho và sạch hết xà phòng ngay trong lần xả nước đầu tiên.
Nếu bạn muốn đồ giặt thơm hơn trong lúc giặt, hãy thử cho thêm từ 10 - 20 giọt tinh dầu khi đến bước giặt cuối cùng. Hoặc bạn cũng có thêm một vài giọt tinh dầu vào một mẩu vải sạch hoặc một chiếc khăn, sau đó cho vào máy sấy với quần áo. Điều này sẽ nhẹ nhàng làm thơm tất cả đồ giặt khi chúng được phơi khô.
2.3 Sau khi giặt
Khi đã kết thúc chu trình giặt, bạn nên nhanh chóng lấy quần áo ra càng sớm càng tốt. Phơi quần áo hoặc chuyển sang máy sấy ngay. Quần áo để trong máy giặt quá lâu có thể khiến mốc hình thành, gây ra mùi mốc hoặc mùi khó chịu. Nếu quần áo bỏ quên trong máy giặt bị nhiễm mốc, bạn có thể dễ dàng khử mùi bằng giấm trắng.
Bạn có thể dùng máy sấy hoặc phơi đồ ở nơi thoáng mát. Quần áo được phơi khô ngoài trời sẽ có hương thơm tươi mới. Tuy nhiên ánh nắng mặt trời có thể làm bạc màu vải. Nếu phơi quần áo trong nhà, bạn cần đảm bảo phòng phơi đồ phải thông gió tốt, hoặc treo quần áo gần cửa sổ mở. Đối với quần áo trắng, bạn hãy phơi ngoài trời dưới nắng. Ánh nắng làm trắng quần áo, còn không khí ngoài trời đem lại hương thơm tươi mát và dễ chịu.
Khi quần áo đã khô bạn nên để quần áo không còn nóng nữa thì gấp và cất quần áo. Tuy nhiên nếu bạn gấp và cất quần áo còn ẩm, nấm mốc có thể phát triển và gây mùi khó chịu. Nếu thấy món đồ nào còn ẩm khi lấy ra khỏi máy sấy, bạn hãy sấy lại khoảng 15 phút nữa hoặc treo quần áo lên để hong cho khô.
Giấy thơm sấy quần áo giúp cho quần áo thơm tho, mềm mại và còn có tác dụng khử tĩnh điện. Bạn chỉ cần thả một mảnh giấy thơm vào máy sấy cùng với mẻ quần áo vừa giặt xong và cho máy chạy như thường lệ. Nếu bạn vội và cần làm thơm quần áo cấp tốc, bạn có thể bỏ quần áo vào máy sấy và cho máy chạy khoảng 15 phút cùng với vài tờ giấy thơm. Với cách này, quần áo sẽ không sạch được nhưng sẽ thơm hơn và bớt nhăn nhúm.
2.4 Bảo quản quần áo sau khi giặt
Đảm bảo nơi cất quần áo luôn sạch sẽ bởi nếu tủ quần áo không thơm tho thì quần áo của bạn cũng dễ bị lẫn mùi từ đó. Bạn hãy quét, lau và hút bụi thường xuyên, đặc biệt là các phòng, tủ cất quần áo. Sử dụng nước thơm xịt phòng và tránh hút thuốc trong nhà.
Nhỏ 2 - 5 giọt tinh dầu hay nước hoa mà bạn ưa thích lên một mảnh vải, khăn giấy hoặc quả bóng vải, sau đó cho vào ngăn kéo tủ quần áo hoặc tủ tường. Bạn cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào bên trong các thành của ngăn kéo tủ. Chờ tinh dầu khô trước khi cất quần áo vào tủ. Hoặc đặt một hộp nến thơm hoặc một bánh xà phòng thơm gói trong vải vào tủ hoặc ngăn kéo.
Xem thêm: [Tổng hợp] Toàn bộ mẹo giặt quần áo siêu sạch nên biết
3. Cách khử mùi tủ quần áo
Sử dụng sản phẩm khử mùi bằng cách treo chúng ở phía trong tủ hoặc cất vào phía dưới của ngăn kéo để giữ cho quần áo luôn được thơm tho mà không bị ám mùi nồng nặc.
Sử dụng bã cà phê không chỉ hút ẩm mốc mà còn tỏa ra mùi hương khá dễ chịu. Hãy dùng 1 hộp chứa bã cà phê, chọc vài lỗ trên nắp và cất vào trong góc tủ, thay bã ít nhất mỗi tháng một lần để duy trì mùi thơm cho quần áo.
Sử dụng các túi thảo mộc nhỏ vào góc tủ quần áo hoặc ngăn kéo tủ cũng sẽ giúp giữ hương thơm cho quần áo. Bạn cũng có thể cất chúng trong túi quần hoặc áo khoác để giữ mùi thơm lâu hơn trên đồ mặc.
Sử dụng muối nở bằng cách đặt một hộp muối nở mở nắp dưới đáy tủ tường hoặc trong góc ngăn tủ quần áo. Nếu thích, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu vào muối nở để tạo mùi thơm.
Sử dụng nước hoa xịt phòng hoặc bình xịt khử trùng nhưng chỉ át mùi hôi chứ không khử được mùi.
Sử dụng giấm bằng cách pha giấm trắng và nước với tỷ lệ bằng nhau trong bình xịt. Lộn trái quần áo và xịt dung dịch lên vải. Treo quần áo lên và chờ vài phút cho khô. Mùi giấm sẽ tan đi sau vài phút và sẽ không còn dấu vết khi đã khô.
4.Hướng dẫn giữ quần áo sau khi mặc vẫn luôn thơm tho
Treo ngay quần áo khi bạn mới đi làm hay đi học về ở nơi thoáng mát sẽ kiến quần áo của bạn sẽ bay bớt mùi và tươi mới lại. Điều này đặc biệt hữu ích nêu bạn mặc đồng phục và không muốn giặt hàng ngày.
Không nên để quần áo bẩn lên trên quần áo sạch, vì mùi hôi có thể lây lan. Bỏ các món đồ bẩn vào giỏ, tốt nhất là để trong phòng khác. Tránh bỏ quần áo ướt vào giỏ giặt mà nên phơi khô trước. Những món đồ ẩm bỏ trong giỏ giặt sẽ tạo điều kiện cho mốc và vi khuẩn gây mùi sinh sôi.
Hãy giặt quần áo thường xuyên bởi quần áo mặc nhiều, mặc lâu thì càng bốc mùi. Nếu định mặc một bộ quần áo nhiều lần, bạn đừng cất trong tủ chung với quần áo sạch, vì những bộ còn lại có thể bị lây mùi.
Thời gian, số lần bạn nên giặt khi mặc các loại quần áo:
Quần bó sát, áo sơ mi, tất, đồ bơi, quần tất dày, áo hai dây, áo không tay và đồ lót cần phải giặt sau mỗi lần mặc.
Váy, quần bò, quần âu, đồ ngủ, quần short và chân váy có thể mặc đến 3 lần mới phải giặt.
Áo ngực có thể mặc được hai hoặc ba lần trước khi cần giặt.
Bạn có thể mặc bộ vest từ ba đến năm lần trước khi cần đem đi giặt khô. Những bộ vest mặc trong môi trường sạch như văn phòng có thể giữ sạch được lâu hơn, còn nếu có khói thuốc hoặc trong môi trường có khói bụi sẽ phải giặt thường xuyên hơn.