Mẹo Hướng dẫn xử lý quần áo bị mốc hiệu quả sạch như mới

Mục lục nội dung

    Những vết mốc trên quần áo khiến chúng ta vô cùng khó chịu, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả thẩm mỹ của quần áo. Những vết mốc xuất hiện đốm đen dày đặc, nếu để lâu hơn nữa thì vết mốc sẽ chuyển sang màu rêu xanh hoặc đỏ cam tùy theo vi khuẩn và nấm mốc trên quần áo. Điều này sẽ dẫn đến các bệnh về da như viêm, nhiễm trùng trên da. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây để xử lý quần áo bị mốc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

    1. Nguyên nhân gây mốc quần áo.

    1.1 Tác động của thời tiết.

    Thời tiết nồm ẩm, độ ẩm không khí cao, trời mưa lâu ngày… sẽ khiến quần áo lâu khô, thời gian phơi quần áo kéo dài khiến quần áo có mùi khó chịu và sinh nấm mốc.

    Phơi quần áo ở nơi thiếu ánh nắng hoặc khoảng cách giữa các bộ quần áo phơi quá dày.

    1.2 Giặt quần áo không đúng cách.

    Quần áo mặc cả ngày dài, đổ nhiều mồ hôi hay dính nước mưa. Nếu không giặt ngay thì mùi hôi sẽ ám vào trang phục; tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm mốc xuất hiện.

    Để chung quần áo sạch với quần áo bị mốc khiến vi khuẩn lây lan. 

    1.3 Lâu ngày không vệ sinh máy giặt.

    Những chất bẩn cuốn ra từ quần áo có thể tích tụ trong máy giặt; cùng hơi ẩm còn trong máy và lên mốc. Sang những lần giặt sau, bào tử nấm mốc có thể bám vào quần áo. Dễ gây ra những hậu quả khó lường đối với sức khỏe của người dùng.

    Bạn nên thường xuyên vệ sinh lồng máy giặt định kỳ bằng nước tây rửa hoặc bằng chính chế độ vệ sinh lồng giặt được tích hợp trong máy để phòng tránh hiện tượng quần áo bị mốc.

    1.4 Sử dụng lượng bột giặt không đúng.

    Sử dụng loại bột giặt không có tác dụng làm sạch hiệu quả khiến vết bẩn chưa được loại bỏ hoàn toàn, gây ra nấm mốc.

    Dùng quá nhiều bột giặt, nước xả vải sẽ khiến chúng bám lại ở gioăng cao su của máy giặt; hình thành bào tử nấm mốc và gây mốc quần áo.

    1.5 Phơi, bảo quản quần áo không đúng cách.

    Nếu phơi quần áo ở những nơi ẩm thấp như cạnh đường cống nước chảy, phơi trong nhà vệ sinh hoặc phơi quần áo vào ban đêm… thì sẽ khiến quần áo bị ám mùi, ẩm ướt, hình thành các vết nấm mốc.

    Cất quần áo vào tủ khi chúng chưa khô hoàn toàn, tạo cơ hội cho các vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển. Bảo quản quần áo không đúng cách, độ ẩm trong tủ quần áo lớn cũng có thể dễ dàng gây ra nấm mốc.

    2. Những cách làm hết mốc trên quần áo trắng.

    2.1 Sử dụng chanh.

    Chanh là nguyên liệu có khả năng đánh bay nấm mốc hiệu quả. Tẩm nước cốt chanh rồi chấm vào những vết mốc li ti trên quần áo. Sau đó, bạn mang quần áo ra ngoài nắng phơi vài giờ. Dưới nhiệt độ cao, các vết mốc sẽ tự động biến mất. Đặc biệt, cách làm này còn giúp quần áo thơm tho, dễ chịu.

    2.2 Sử dụng giấm ăn.

    Giấm ăn có tính axit nhẹ, có tác dụng khử trùng và khử mùi hiệu quả. Pha giấm ăn với nước theo tỷ lệ 2:1 rồi đun sôi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước nóng từ đầu để thay cho bước đun sôi. Bỏ quần áo vào dung dịch nước và giấm rồi ngâm khoảng 30 phút trước khi đem giặt sạch với nước để loại bỏ vết mốc.

    2.3 Sử dụng khoai tây.

    Để loại bỏ vết mốc, trước tiên bạn hãy thái khoai tây thành từng lát mỏng. Sau đó dùng tay chà nhẹ lát khoai tây lên vùng vải bị ẩm mốc. Để nguyên cho tới khi nhựa khoai tây thấm đều lên vải. Khi đó, những vết mốc cũng sẽ tiêu biến, chỉ cần giặt lại quần áo bằng nước sạch và phơi ngoài nắng là được.

    2.4 Sử dụng baking soda.

    Bạn trộn hỗn hợp bột giặt và baking soda theo một tỉ lệ nhất định. Tùy thuộc vào mức độ nổi mốc của quần áo, mốc nhiều thì tăng lượng baking soda, mốc ít thì giảm đi. Ngâm quần áo bị mốc vào hỗn hợp trên trong khoảng 30 phút rồi giặt sạch lại với nước. Nếu sau đó vải bị cứng thì có thể ngâm quần áo trong nước xả vải để quần áo mềm mại hơn.

    2.5 Sử dụng thuốc tẩy.

    Thuốc tẩy là hóa chất có tính khử mạnh, hiệu quả trong việc tẩy nấm mốc, đặc biệt là các đốm mốc lâu ngày. Để tẩy mốc trên quần áo, bạn chỉ cần hòa tan một lượng thuốc tẩy vừa đủ vào nước giặt. Tiếp đến, ngâm khoảng 30 – 40 phút là có thể loại bỏ được những vết mốc trên trang phục. 

    3. Những cách làm hết mốc trên quần áo màu.

    3.1 Sử dụng hàn the.

    Hàn the là nguyên liệu đại trà, rẻ và dễ kiếm. Bạn có thể mua hàn the dạng dung dịch hoặc dạng bột để tẩy mốc quần áo. Cách làm áo hết mốc đơn giản như sau: hòa hàn the vào nước nóng, khuấy cho tới khi hàn the tan hoàn toàn rồi đổ dung dịch trên vào khu vực quần áo bị mốc là có thể tẩy mốc hiệu quả.

    3.2 Sử dụng xăng.

    Xăng là nguồn nhiên liệu dễ kiếm, có tác dụng tẩy mốc tuyệt vời đặc biệt đối với đồ len, đồ nhung. Để tẩy mốc bằng xăng, trước tiên người dùng cần phơi quần áo nơi râm mát và thoáng khí, dùng bông gòn tẩm một ít xăng rồi chà nhẹ lên khu vực có nấm mốc. Nên xả quần áo bằng nước xả vải để loại bỏ hoàn toàn mùi xăng, mang lại mùi hương dễ chịu cho quần áo.

    3.3 Sử dụng aspirin.

    Đây là một cách tẩy mốc rất hiệu quả trên quần áo màu và bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm mua thuốc aspirin tại các hiệu thuốc bán lẻ. Hãy hòa 4-5 viên Aspirin với 6-7 lít nước nóng. Đợi hỗn hợp nguội bớt và ngâm quần áo vào trong 6-8 tiếng sau đó giặt lại với bột giặt.

    3.4 Sử dụng phèn chua.

    Phèn chua là một nguyên liệu dễ kiếm và cũng vô cùng tiết kiệm. Hãy hòa tan phèn chua với nước (1 thìa phèn chua sẽ đủ để tẩy 2-3 chiếc quần áo màu). Cho quần áo vào phèn chua, ngâm 5-10 phút. Lấy ra, vò thật sạch, đặc biệt vò thật kỹ các vùng bị nấm mốc.

    3.5 Sử dụng oxy già.

    Oxy già không chỉ có công dụng trong việc làm sạch vết thương mà nó còn có công dụng trong việc tẩy vết mốc đen trên quần áo. Và oxy già khi sử dụng cũng không để lại mùi hôi như thuốc tẩy. Đổ oxy già vào quần áo bị ẩm mốc. Sau đó để quần áo khoảng 20′ sau đó giặt lại với nước sạch.

    Xem thêm: Tại sao nên giặt quần áo mới mua? Giặt như thế nào thì tốt?
     

    4. Cách tẩy vết mốc trên các loại quần áo khác.

    4.1 Đối với áo mưa.

    Áo mưa sau khi dùng xong nếu không phơi ngay sẽ rất bị bám mốc. Để loại bỏ chúng, bạn chỉ cần dùng một miếng vải mềm, thấm giấm rồi lau qua chỗ mốc là được.

    Ngoài ra, bạn còn có thể dùng bàn chải đánh hoặc dùng cồn để tẩy vết mốc trên áo mưa.

    4.2 Đối với áo da.

    Các cách để tẩy mốc trên áo da:

    Dùng bàn chải mềm hoặc miếng bọt biển khô đánh vết mốc rồi phơi dưới nắng trong khoảng 4-6 tiếng. Sau đó, hòa hỗn hợp xà phòng với 500ml nước rồi thấm lên vết mốc, giặt lại và phơi là xong.

    Sử dụng chất diệt nấm mốc chuyên dụng cho áo da.

    Cho 2 thìa muối vào một cốc nước cốt chanh, khuấy đều cho tan. Sau đó, dùng vải mềm thấm dung dịch rồi chà lên vết mốc, rửa lại bằng nước ấm, lau khô và đem phơi.

    4.3 Đối với áo phao.

    Các cách để tẩy mốc trên áo phao:

    Giã nhuyễn gừng tươi và chà lên vết mốc rồi giặt lại với bột giặt.

    Thoa kem đánh răng lên vùng bị mốc. Dùng bàn chải mềm chà nhẹ sau đó giặt lại thật sạch và đem ra phơi ngoài nắng. Khi áo khô, rắc lên một ít phấn rôm và ủi lại.

    Đun nóng giấm ăn với nước rồi ngâm áo phao vào trước khi giặt sạch lại với nước.

    Ngâm áo phao trong nước muối nồng độ 3-5 % trong 30 phút.

    5. Cách bảo quản quần áo không bị mốc.

    5.1 Giặt quần áo đều đặn mỗi ngày.

    Nhiều bạn vẫn có thói quen để quần áo bẩn lâu ngày rồi mới đem đi giặt. Việc làm này không chỉ khiến quần áo của bạn bị ẩm mốc, có mùi hôi mà còn tích tụ nhiều vi khuẩn có hại làm hư hỏng quần áo mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ nhất là gây ra các bệnh về da như viêm da, nổi mẩn đỏ, dị ứng...

    Vậy nên, bạn nên giặt quần áo mỗi ngày, không nên để đồ dơ quá lâu, nhất là đối với những bộ quần áo bị dính mưa, ướt nước... 

    5.2 Sử dụng đúng liều lượng bột giặt.

    Khi cho quá nhiều bột giặt mà bạn không xả thật sạch cặn bột giặt sẽ bấm dính trên quần áo, ẩm ướt một thời gian dài sẽ dễ gây ra ẩm mốc. 

    Đặc biệt với những bạn sử dụng máy giặt để giặt đồ thì hãy chú ý lượng bột giặt. Mỗi máy giặt có thiết kế liều lượng bột riêng biệt cũng như tuỳ thuộc và khối lượng quần áo mà bạn cần cho bột giặt vào phù hợp. Nếu quá lạm dụng không chỉ khiến quần áo bạn bị hư hại mà máy giặt cũng sẽ bị hư hỏng, giảm tuổi thọ.

    5.3 Phơi quần áo đúng cách.

    Chỉ nên phơi quần áo nơi thoáng gió, có ánh nắng để quần áo được làm khô nhanh chóng hơn. Hạn chế phơi trong nhà, nơi thiếu nắng nhất là những nơi ẩm ướt vì môi trường này sẽ thuận tiện cho vi khuẩn có hại phải triển, gây ra mùi hôi.
    Trong trường hợp trời mưa thì bạn có thể dùng máy sấy quần áo, tủ sấy quần áo để làm khô quần áo nhanh chóng.

    5.4 Sử dụng nước xả vải.

    Nước xả vải là một trong những sản phẩm giúp cho quần áo của bạn luôn thơm mát, sạch bọt xà phòng, làm mềm vải và hạn chế vi khuẩn phát triển. Sau khi giặt đồ xong, bước cuối cùng bạn nên làm đó chính là cho một lượng nước xả vải vừa đủ vào ngâm khoảng 15 phút rồi đem phơi, đảm bảo quần áo của bạn sẽ nhanh khô hơn và không có mùi ẩm mốc khó chịu.