Kích thước tủ quần áo phù hợp cho gia đình
Mục lục nội dung
Tủ quần áo là một trong những vật dụng nội thất cần thiết đối với mọi người. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tủ với kích thước khác nhau đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kích thước tủ quần áo bao nhiêu là phù hợp. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về kích thước tủ quần áo.
1. Vì sao cần lựa chọn kích thước cho tủ quần áo?
Tủ quần áo là không gian chứa đồ giúp căn nhà luôn gọn gàng và ngăn nắp. Kích thước tủ quần áo nhỏ hay lớn sẽ tùy thuộc vào cách bố trí không gian nội thất và diện tích phòng. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ kích thước tủ quần áo theo tiêu chuẩn để lựa chọn sản phẩm phù hợp cho ngôi nhà của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tính toán được việc nên cân nhắc mua chiếc tủ lớn hay nhỏ.
Ngoài việc lưu trữ trang phục, tủ quần áo còn góp phần tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống. Nếu bạn lựa chọn được một chiếc tủ hợp lý, hài hòa với tổng thể ngôi nhà thì căn nhà của bạn sẽ trở nên rộng rãi và thoáng mát hơn.
2. Kích thước tủ quần áo tiêu chuẩn
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu tủ quần áo đa dạng, mỗi kiểu tủ sẽ có kích thước khác nhau phù hợp với từng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Dưới đây là một số lưu ý về kích thước tủ quần áo theo tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo.
Chiều cao: Thông thường, chiều cao tủ sẽ khoảng 2m2 trở lên và có thể điều chỉnh phù hợp với độ cao của trần nhà. Điều này sẽ giúp cho việc treo quần áo không xuất hiện nếp nhăn ở gấu cũng như có thể thiết kế thêm nhiều ngăn đựng đồ nhỏ khác ở trong tủ.
Chiều sâu: Chiều sâu của tủ thường khoảng 55 - 80cm để bạn có thể thoải mái lưu trữ đồ đạc lớn như chăn gối hoặc quần áo mùa đông.
Chiều dài: Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình mà chiều dài tủ được thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, kích thước tiêu chuẩn của chiều dài tủ thường khoảng 1m - 3m.
3. Các loại kích thước tủ quần áo
3.1 Kích thước tủ quần áo âm tường
Tủ quần áo âm tường mang đến cảm giác hiện đại, mới mẻ, rộng rãi và gọn gàng hơn các loại tủ quần áo thông thường. Bên cạnh đó bạn còn có thể tiết kiệm không không gian phòng ngủ của mình. Tuy nhiên, kích thước của tủ phụ thuộc vào khu vực mà bạn muốn bố trí. Nếu gia đình bạn gồm nhiều người thì có thể thiết kế tủ quần áo với kích thước lớn. Nếu bạn độc thân thì có thể thiết kế tủ quần áo với kích thước nhỏ hơn.
Bạn có thể thiết kế tủ quần áo âm tường thích hợp, phù hợp với mọi không gian sống
3.2 Kích thước tủ quần áo 2 cánh
Tủ quần áo 2 cánh là loại tủ được sử dụng phổ biến hiện nay bởi tính đa dạng của nó. Loại tủ này có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, phù hợp để đựng quần áo số lượng ít. Ngoài ra, một số loại tủ còn thiết kế thêm 2 hộc ngăn kéo để dễ dàng lưu trữ thêm nhiều đồ đạc.
Tủ quần áo 2 cánh thích hợp với những người còn độc thân do số lượng đồ đạc chưa nhiều.
3.3 Kích thước tủ quần áo cánh trượt
Đối với phòng ngủ có diện tích nhỏ thì mẫu tủ quần áo cánh trượt là lựa chọn phù hợp. Bạn sẽ không cảm thấy vướng víu khi phải mở bung cánh tủ. Thay vào đó, bạn chỉ cần trượt nhẹ cánh sang 2 bên hoặc 1 bên là hoàn toàn có thể lấy đồ một cách đơn giản.
Tủ quần áo trượt 2 hay 3 cánh phù hợp với những người độc thân hoặc có khoảng không gian diện tích nhỏ, phù hợp với mọi không gian
3.4 Kích thước tủ quần áo 3 cánh
Tủ quần áo 3 cánh có diện tích khá lớn phù hợp với những không gian rộng rãi. Chiều cao của tủ quần áo 3 cánh có kích thước thông thường là 2m2 - 2m4, nhưng nếu trần nhà của bạn cao hoặc thấp thì có thể điều chỉnh kích thước tủ cho hợp lý. Tiêu chuẩn về chiều sâu thì tối thiểu phải là 52cm và tối đa là 60cm. Chiều sâu 60cm chỉ dùng cho những không gian thật rộng rãi và có diện tích thoáng.
Tủ quần áo 3 cánh thích hợp với những người độc thân có số lượng đồ đạc nhiều hoặc dùng cho người có gia đình dành cho các không gian có diện tích lớn
3.5 Kích thước tủ quần áo trẻ em
Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy băn khoăn mỗi khi khi chọn tủ quần áo cho trẻ. Không chỉ chất liệu an toàn, màu sắc tươi vui hợp ý trẻ mà kích thước tủ quần áo cũng cần phải hợp lý. Chiều cao của trẻ còn hạn chế nên bạn cần chọn tủ phù hợp với tầm với để không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, kích thước tiêu chuẩn của tủ quần áo trẻ thường thường là rộng 40cm, cao 1m2 hoặc 118cm (rộng) và 150cm (cao).
Tùy vào diện tích không gian và chiều cao của bé mà bạn lựa chọn tủ cho phù hợp.
Xem thêm:
Cách xắn tay áo sơ mi nam đẹp, chuẩn soái ca
Cách ủi, là áo sơ mi vào nếp hiệu quả
4. Lưu ý khi lựa chọn kích thước tủ quần áo
4.1 Lựa chọn tủ quần áo theo nhu cầu sử dụng
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà lựa chọn tủ quần áo. Nếu bạn đang độc thân thì có thể lựa chọn những mẫu tủ 2 cánh. Còn đã có gia đình thì có thể lựa chọn mẫu tủ 3 cánh. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng, số lượng tích trữ quần áo nhiều hay ít mà bạn có thể lựa chọn tủ quần áo phù hợp với yêu cầu của bản thân. Nếu số lượng quần áo và vật dụng tư trang cất trữ nhiều nhưng thiết kế tủ lại nhỏ sẽ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng và ngược lại.
4.2 Kiểu dáng, kích cỡ thích hợp
Tùy thuộc vào không gian đặt tủ mà bạn nên chọn những dạng tủ đứng hoặc nằm có kích thước thích hợp. Đối với người sống một mình tại căn hộ hay phòng trọ nhỏ, một tủ đồ cao có 1 ngăn treo và 1 ngăn để đồ cá nhân sẽ là lựa chọn thích hợp.
Trong khi đó, đối với những gia đình từ 2 người trở lên, những chiếc tủ lớn, có nhiều vách ngăn sẽ hoàn hảo cho số lượng quần áo của người dùng. Những chiếc tủ lớn hiện nay cũng có nhiều dạng khác nhau như: Tủ cửa nhiều ngăn, tủ không cửa... nhưng mẫu tủ với cấu tạo cửa đẩy đang được ưu chuộng hơn cả bởi độ linh hoạt và ít gây tiếng động.
4.3 Chất liệu có độ bền
Đi sau kiểu dáng và kích thước, không lấy làm ngạc nhiên khi chất liệu là yếu tố được quan tâm nhiều nhất. Tủ đồ là item có kích thước lớn và tầm quan trọng cao, việc thay đổi cũng vì thế mà sẽ gian nan, khó khăn. Vì thế việc lựa chọn vật dụng đi theo bạn lâu dài tất nhiên là điều cần thiết.
Hiện nay, có 4 chất liệu được sử dụng phổ biến để sản xuất tủ đồ: gỗ, nhôm, nhựa và vải. Đối với các bạn sinh viên ở trọ, những chiếc tủ vải khung sắt hay tủ nhựa đã là lựa chọn quen thuộc bởi giá thành thấp cùng khả năng di chuyển cao.
Những gia đình nhỏ với khả năng kinh tế trung bình thường xuyên lựa chọn tủ đồ với chất liệu nhôm, sắt. Tuy đây là lựa chọn thích hợp túi tiền nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện tình trạng hoen gỉ.
Tủ gỗ hiện nay được xem là chọn lựa ổn áp hơn cả. Bởi sự an toàn, độ bền và nét sang trọng đều tụ họp đầy đủ trên loại chất liệu này. Nếu bạn lo lắng về giá cả, có thể tham khảo những mẫu tủ được sản xuất với gỗ công nghiệp. Tuy giá thành cao hơn tủ chất liệu mhôm hay sắt nhưng có độ an toàn, vẻ tinh tế cao.
4.4 Màu sắc, thiết kế
Trên thị trường hiện nay có nhiều mẫu Tủ được thiết kế với những phong cách, màu sắc đa dạng phù hợp với sở thích, tính cách khác nhau của người sử dụng. Việc chọn mua một chiếc tủ đựng quần áo còn phụ thuộc vào gam màu chủ đạo của căn phòng và các vật dụng khác.
Ví dụ như nữ thì sẽ thích những mẫu tủ có màu sắc thiết kế nhẹ nhàng, còn nam sẽ thích những mẫu tủ có màu sắc thiết kế cá tính hơn. Còn đối với những người có gia đình thì thường lựa chọn màu sắc thiết kế trầm ổn.