[Tổng hợp] Toàn bộ mẹo giặt quần áo siêu sạch nên biết

Mục lục nội dung

    Giặt giũ là công việc tốn rất nhiều thời gian của mọi người. Mặc dù hiện giờ đã có thể sử dụng máy giặt giúp tiết kiệm thời gian và sức lực nhưng có nhiều loại quần áo chúng ta không biết nên giặt như thế nào, hay có nhiều vết bẩn không biết xử lý như thế nào…Quần áo của chúng ta nếu không được giặt và bảo quản đúng cách thì rất nhanh bị xuống cấp, bai giãn hay bạc màu…Việc giặt quần áo đúng cách là điều quan trọng và cần thiết để bảo quản những trang phục hàng ngày. Với mỗi loại trang phục khác nhau thì sẽ có những cách giặt khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn mẹo giặt quần áo.

     

    1. Mẹo giặt quần áo 

    1.1 Chỉ nên giặt 80% trọng lượng của máy

    Trọng lượng tối đa lý tưởng nhất cho máy giặt là 80% sức chứa cho phép. Nếu cho quá nhiều quần áo vào máy giặt, vải sẽ không được giặt sạch. Hơn thế, nếu bắt máy giặt chạy quá sức trong thời gian dài, nó sẽ mau hỏng.

    1.2 Sử dụng nước súc miệng để làm sạch máy giặt

    Sau một thời gian sử dụng, máy giặt cần khử trùng để tiếp tục hoạt động. Bạn có thể sử dụng thuốc tẩy chuyên dụng để lau dọn máy giặt tuy nhiên nếu bạn hết hoặc không có thì có thể sử dụng nước súc miệng để thay thế. Chỉ cần nửa nắp nước súc miệng vào nơi đặt bột giặt rồi bắt đầu chu kỳ giặt như bình thường là được. Các chất bẩn như nấm mốc và vi khuẩn sẽ bị loại bỏ.

     

     

    1.3 Sử dụng các túi đặc biệt

    Khi bạn giặt tất có đôi khi bạn sẽ gặp tình trạng thất lạc. Hay có những món đồ như nội y, các trang phục dễ hư hại. Để tránh tình trạng thất lạc, hay những món đồ không nên chà xát nhiều bạn nên bỏ những món đồ nhỏ vào túi vải trước khi cho vào máy giặt.

     

     

    1.4 Phân loại quần áo

    Quần áo của mỗi người đều có chất liệu, màu sắc và mức độ sạch bẩn khác nhau. Vì thế, nếu trộn tất cả lại và giặt chung thì quần áo rất khó sạch. Đôi khi mùi thơm cũng không thể phát huy công dụng mà còn có thể gây ra tình trạng lây nhiễm mùi hôi hoặc tạo ra các vết ố.

    1.5 Xử lý các vết bẩn trước khi giặt

    Đối với những bộ đồ có quá nhiều vết bẩn, nên chà xát chúng trước khi cho vào máy giặt. Đặc biệt tay áo, cổ áo, gấu quần... Đây là những vùng khó làm sạch nhất nên rất cần phải chà cẩn thận. Nhờ vậy, hiệu quả làm sạch tốt hơn mà quần áo của bạn cũng thơm tho hơn.

    1.6 Không nên giặt nước quá nóng hoặc quá lạnh

    Nhiệt độ thích hợp cho máy giặt dao động từ 40 đến 60 độ C. Đây là mức nhiệt thích hợp để đánh bay vết bẩn trên vải. Nước quá lạnh không thể giúp giết chết vi khuẩn cũng như tẩy được vết bẩn. Trong khi đó, nước quá nóng, khoảng từ 90 độ trở lại có thể làm hỏng sợi vải, dẫn tới hỏng quần áo. 

    1.5 Dùng giấm để làm mềm vải

    Xà phòng giặt dù có xả sạch tới đâu cũng vẫn còn sót lại trên sợi vải khiến quần áo, khăn tắm bị cứng sau khi giặt. Bạn có thể dùng giấm trắng để làm mềm sợi vải. Cho khoảng 90ml giấm vào thùng giặt trong công đoạn xả vải sẽ có tác dụng làm cho sợi vải mềm mại, đồng thời đánh bay bột giặt bám lại trên sợi vải.

    1.6 Mẹo dùng vỏ trứng trong khi giặt

    Vỏ trứng đập vụn, đựng vào túi vải nhỏ, ngâm vào nước sôi 5 phút, vớt ra, dùng nước ngâm vỏ trứng để giặt quần áo bẩn, như vậy, khi giặt, quần áo sẽ rất sạch (nước dùng để ngâm 1 vỏ trứng có thể giặt 1 – 2 chiếc quần áo).

    1.7 Những cách tẩy vết bẩn trên vải

    Để tẩy vết bẩn mới dây, hãy đổ lên đó một chút đường ăn kiêng hoặc tinh bột. Sau đó, chỉ cần giặt bình thường là vết bẩn sẽ biến mất.

    Với những vết bẩn có màu đậm như nước sốt cà chua, hãy nhỏ vài giọt dầu chống rỉ WD-40 vào vết bẩn. Để dầu ngấm vào vải từ 5 - 10 phút rồi mới giặt sạch bằng nước lạnh.

     

     

    Riêng với quần áo trắng mà bị dính mồ hôi, hãy giặt sơ qua ở nước nóng 40 độ C. Cuối cùng mới giặt bằng thuốc tẩy trắng.
    Hoặc nếu quần áo trắng của bạn bị dính vết bẩn, hãy đặt một vài viên thuốc aspirin vào máy giặt. Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy kết quả sau đó.

    Tẩy vết ố cà phê và rượu vang bằng cách nhúng quần áo vào dung dịch nước muối trong 1 tiếng đồng hồ. Tỷ lệ pha như sau: 1 lít nước pha với 1 thìa cà phê muối. Sau cùng là giặt quần áo như bình thường.

    Đổ thêm một bát muối và ngâm đồ jean trong đó. Muối sẽ giúp ổn định màu của vải và làm chậm quá trình phai màu khiến quần áo luôn như mới mua về.

    1.8 Sử dụng giấy bạc

    Khi sử dụng máy giặt, vo giấy bạc lại thành hình cầu rồi đem giặt chung với quần áo. Quả cầu giấy bạc nhỏ này sẽ hỗ trợ trong việc đánh bay các vết bẩn và kháng khuẩn. Để sử dụng lâu dài, quả cầu giấy bạc nên được vo từ nhiều lớp giấy. Kích thước phù hợp là khoảng một nắm tay và sử dụng trong vòng 6 tháng.

    1.9 Cho bóng tennis vào lồng giặt khi sấy khô

    Bạn nên phơi quần áo ngoài ánh nắng mặt trời để làm khô. Nhưng nếu sử dụng máy sấy quần áo, hãy đặt một quả bóng tennis bên trong lồng sấy để quần áo được mềm và hạn chế nếp nhăn hơn sau khi sấy.

    Xem thêm: Cách giặt quần áo bằng tay thơm tho sạch sẽ hơn cả ở tiệm giặt là

    2. Mẹo giặt quần áo công sở

    2.1 Mẹo giặt áo thun

    Khi mới chúng ta không nên giặt áo thun ngay mà hãy để tầm vài ngày rồi hãy giặt. Bởi vì khi áo vừa xuất xưởng, mực in vẫn còn đang mới, chưa khô hẳn và bám chắc vào áo được. Nếu giặt luôn thì hình in sẽ dễ bị mờ và nhòe. Màu áo có thể bị phai hay loang màu luôn ngay lần giặt đầu.

     

     

    Trước khi giặt áo thun lần đầu: hãy ngâm áo khoảng một vài tiếng trong chậu nước lạnh. Pha thêm chút muối hoặc một vài giọt giấm sẽ giúp áo không bị phai màu và luôn trông như mới. Lần đầu tiên giặt áo, chúng ta nên giặt bằng nước sạch, không nên giặt bằng bột giặt.

    Và hãy giặt bằng tay để áo mềm hơn, không bị phai màu và sờn lông. Bạn nên hoà xà phòng loãng ra rồi mới đổ vào quần áo giặt. Nếu giặt bằng máy giặt nên sử dụng nước giặt để tránh xà phòng không tan hết vẫn còn bám trên quần áo.

    2.2 Mẹo giặt áo sơ mi

    Áo sơ mi màu: Áo sơ mi và áo may mới mua về, dùng nước sôi dội qua, rũ sạch rồi mới mặc, giúp áo bền hơn mà còn không phai màu. Tuy nhiên, áo may bằng chất liệu tổng hợp thì không được dội qua nước sôi.

    Phần cổ áo và tay áo rất dễ bị bẩn, nên khi giặt hãy chú ý vò kỹ hai bộ phận đó để chiếc áo luôn sạch sẽ. Khi giặt bằng máy, trước hết bạn hãy vò qua cổ và tay áo rồi hãy giặt. Vì khi giặt bằng máy, cổ áo và tay áo có thể sẽ không được làm sạch.

     

     

    Nếu phần tay áo và cổ áo khó có thể làm sạch, chúng ta không nên dùng bàn chải sẽ làm sờn và nhanh hỏng áo. Hãy sử dụng một ít kem đánh răng, hoặc muối chà sát lên chỗ bẩn. Sau đó dùng bàn chải chải nhẹ. Với 2 cách này đảm bảo áo của bạn sẽ sạch và bền nữa.

    Áo sơ mi trắng sau khi mặc, giặt nhiều lần rất dễ bị chuyển sang màu vàng, ố. Nếu ta thường xuyên dùng nước gạo ngâm, giặt, quần áo sẽ không bị vàng. Hoặc sau khi giặt sạch, bạn hãy nhỏ vài giọt mực xanh vào nước rồi ngâm quần áo giặt vào nước đó. Làm như vậy cũng rất có hiệu quả trong việc chống quần áo trắng chuyển sang màu vàng.

    2.3 Mẹo giặt áo vest 

    Khi giặt áo vest, cần giặt với nhiều nước. Với những vết bẩn nhỏ, nên lau khô chúng đi hoặc thực hiện giặt khô và là hơi nếu cần.
    Nên giặt áo vest chuẩn xác nhất là nên giặt bằng tay. Khi giặt áo nên vò nhẹ, đúng cách nếu không áo sẽ rất nhanh bị bạc màu và mất form dáng của áo. Tuyệt đối không được dùng máy giặt để giặt áo vest vì chúng khiến áo bị nhàu nát, form áo hỏng do tác động của lồng xoay máy giặt. Nếu thường xuyên sử dụng máy giặt vest, chẳng lâu đâu chiếc áo của bạn sẽ nhanh chóng hư hỏng. 

    Khi lựa chọn bàn chải giặt đồ vest, hãy chọn bàn chải lông mềm. Bàn chải quá cứng sẽ khiến vải bị xước hoặc xù lông, màu quần áo vest dễ bị phai khiến bộ vest của bạn sẽ nhanh bạc màu hơn. Không nên giặt và ngâm áo vest nóng quá 70 độ. Nhiệt độ quá nóng sẽ khiến phụ kiện bên trong áo bị co lại, áo vest vì thế sẽ bị nhăn nheo.

    2.4 Mẹo giặt váy, quần tây

    Cách giặt quần tây không bị phai màu khi mới mua
    Váy quần tây mới hãy giặt thật sạch với nước nhiều lần. Chỉ cần giặt bằng nước mà không cần giặt bằng xà phòng. Sau đó mặc, không nên giặt ngay lập tức mà có thể để một vài hôm sau mới đi giặt. Điều này vừa giúp giữ được độ co giãn cho quần, vừa giúp quần hạn chế bị phai màu. Bạn chỉ nên giặt váy, quần tây trung bình 1 lần/ 1 tuần thì quần sẽ được bền màu lâu hơn. Mặc dù được may bằng những chất liệu dày, thế nhưng quần tây vẫn có thể bị xước trong suốt quá trình giặt. Để tránh sự cọ xát làm xước lớp vải bên ngoài, khi giặt nên giặt mặt trái của quần.

    Xem thêm: Tại sao nên giặt quần áo mới mua? Giặt như thế nào thì tốt?
     

    3. Các cách khử mùi, phục hồi quần áo

    3.1 Cách khử mùi lạ ở quần áo

    Vào mùa hè, quần áo và tất thường có mùi hôi của mồ hôi. Đem quần áo và tất đã giặt sạch cho vào nước có pha giấm giặt lại 1 lần nữa, như vậy sẽ khử đi được mùi hôi trong quần áo và tất.

    3.2 Cách chống quần áo bị phai màu

    Tất cả các loại quần áo sợi bông, đồ len màu đỏ hoặc tím, nếu ta dùng nước pha với giấm để giặt, màu sắc sẽ luôn tươi sáng bóng như mới.

     

     

    Đối với các loại vải sau khi mới mua về, trong lần giặt đầu tiên, ta cho vải vào ngâm trong nước muối 10 phút, làm như vậy có thể tránh cho vải khỏi bị phai màu.

    3.3 Cách giặt giảm bớt nếp nhăn

    Quần áo tơ lụa hoặc ni lông khi bị nhầu, ta có thể cho vào nước ấm ngâm 1 lúc, sau đó dùng sức kéo phẳng ra, các vết nhăn sẽ tự mất đi.
    3.4 Cách chống áo len bị co

    Muốn tránh cho áo khỏi bị co, ta dùng nước ấm để giặt. Giặt nước cuối cùng, ta pha vào nước một ít giấm. Cách làm này sẽ giữ được độ đàn hồi và màu sắc vốn có của áo len, đồng thời có thể trung hoà lượng kiềm của xà phòng còn xót lại trên áo.

     

     

    3.5 Cách làm áo len bị chảy co bé lại

    Áo len mặc lâu thường bị chảy và trở nên rộng hơn, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của áo. Để áo có thể trở về hình dáng ban đầu, cho áo vào nước ở nhiệt độ 70 – 80 độ, nếu ống tay áo hay gấu áo mất đi tính co giãn, ta có thể cho những chỗ đó vào nước nóng 40 – 50 độ, 1 đến

    2 tiếng sau lấy áo ra phơi khô, như vậy tính co giãn sẽ được phục hồi lại.

    3.6 Cách làm mất đi vết sờn trên áo len

    Áo len mặc lâu, cọ sát nhiều thương hay bị sờn. Để làm cho vết sờn không còn nữa, ta hoà lẫn nước và giấm mỗi thứ một nửa, phun lên chỗ bị sờn, sau đó đem áo đi giặt, sợi len sẽ phục hồi.

    3.7 Cách phục hồi quần áo bị co lại

    Cho một ít dầu gội trẻ em vào chậu nước ấm rồi ngâm quần áo trong 10- 15 phút. Sau đó, giặt sạch và đặt nó theo chiều ngang cho đến khi nó khô hoàn toàn. Điều hòa sẽ làm phẳng sợi vải và đưa nó về kích thước ban đầu.

    4. Bảo quản quần áo đúng cách

    Bên cạnh việc giặt quần áo đúng cách thì bảo quản quần áo cũng là điều quan trọng để trang phục của bạn bền, sạch, đẹp.

     

     

    • Nên gấp áo len và áo thun rồi xếp vào ngăn tủ, đừng sử dụng móc treo vì sẽ làm chảy xệ vải.
    • Nếu bạn bảo quản quần áo qua mùa, khi mùa hè thì cất quần áo mùa đông và ngược lại. Hãy sử dụng băng phiến hoặc chất bảo quản để quần áo không bị ẩm mốc, gián, chuột gặm nhấm.
    • Để quần áo ở nơi khô ráo, thoáng tránh ánh sáng trực tiếp.

    Trên đây là tổng hợp tất cả các mẹo giặt quần áo mà bạn và các thành viên trong gia đình cần biết để có thể giữ cho những bộ đồ của mình bền đẹp và sử dụng được lâu hơn. Chúc các bạn thành công.