Thế nào là ăn mặc lịch sự, quy tắc ăn mặc lịch sự nơi công sở

Mục lục nội dung

    Bố mẹ hay những người lớn tuổi thường khuyên bạn luôn chú ý về hành động, lời nói lẫn cử chỉ sao cho lịch sự. Ngoài ra không thể phủ nhận được rằng quần áo cũng tạo nên hình ảnh mỗi con người. Nhìn vào cách ăn mặc người ta có thể đoán ra được tính cách, công việc của mỗi người. Đặc biệt là nơi công sở, cách ăn mặc đòi hỏi nhiều nguyên tắc. Vậy làm thế nào để ăn mặc lịch sự, chỉnh chu hơn, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

    1. Như thế nào là ăn mặc lịch sự 

    Ăn mặc lịch sự là ăn mặc sao cho phù hợp với hoàn cảnh, kinh tế, độ tuổi, không chải chuốt, phô trương, cầu kì, kiểu cách nhưng có gu thẩm mĩ, trang phục phải luôn gọn gàng, sạch sẽ, tươm tất, cân đối. Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khác như: tính cách, phép ăn nói, thái độ, phong thái…

    Ăn mặc lịch sự không nhất thiết phải có quy định các bạn có thể ăn mặc lịch sự mọi lúc, mọi nơi: ở nhà, ra đường, đi làm…

    2. Các quy tắc ăn mặc lịch sự nơi công sở

    2.1 Không cài cúc cuối cùng của áo vest

     

     

    Cúc giữa trên áo vest phải luôn cài. Cúc trên cùng có thể mở hoặc cài tùy theo sở thích của mỗi người. Nhưng đừng bao giờ cài kín mít cúc áo dưới cùng nhé.

    Xem thêm: Hướng dẫn cách phối đồ sơ mi trắng cực chất cho "dân công sở"
     

    2.2 Không cởi quá 2 cúc áo sơ mi trên cổ

     

     

    Nhiều cô gái hay có thói quen mặc áo sơ mi thả cúc xuống tới tận ngực để khiến mình trông quyến rũ và sành điệu hơn. Thế nhưng, để trông lịch sự và gọn gàng hơn, chúng ta chỉ nên cởi 2 cúc là tối đa. Nhất là trong môi trường văn phòng hay nhà trường, cổ áo chỉ nên sâu 8 đến 10 cm tính từ xương quai xanh là tối đa.

    2.3 Không đeo quá nhiều phụ kiện trên người

     

     

    Nếu là một người thích đeo phụ kiện, hãy nhớ quy tắc đeo một bộ đồng nhất với nhau từ khuyên tai, vòng tay, vòng cổ cho tới nhẫn. Tuy nhiên, chỉ nên đeo 1 đến 2 thứ trên người thôi. Nếu đeo từ 3 trở nên, trông bạn sẽ rất luộm thuộm và rườm rà.

    2.4 Không thắt cà vạt quá dài hay quá ngắn

     

     

    Ngoài cách thắt cà vạt, bạn cũng nên chú ý tới vị trí thắt cà vạt. Khi thắt cà vạt, điểm cuối của cà vạt chỉ nên dài đúng bằng thắt lưng, không dài hơn cũng không ngắn tủn mủn.

    Xem thêm: Cách phối đồ cho người gầy trông đầy đặn đẹp lung linh

     

    2.5 Không ăn mặc hở trên, hở dưới

     

     

    Trong nghệ thuật ăn mặc, trang phục chỉ nên nửa kín, nửa hở. Ăn mặc hở cả trên lẫn dưới sẽ khiến bạn trở nên trông hở hang quá đà. Điều này sẽ làm bạn kém lịch sự.

    2.6 Không mặc vest, đừng thắt cà vạt

     

     

    Vest thường đi liền với sơ mi và cà vạt. Vì thế, nếu không mặc vest chỉnh tề, bạn cũng không nhất thiết phải thắt cà vạt.

    2.7 Nếu sơvin, nên đeo thắt lưng

     

     

    Khi mặc sơ mi cắm thùng, phần bụng sẽ trông rất trống trải nếu không có thắt lưng. Vì thế, hãy nhớ đeo một chiếc thắt lưng khi mặc quần tây và áo sơ mi. Để tone-sur-tone hơn, người ta thường chọn màu thắt lưng đồng với màu giày.

    2.8 Không mặc quá nhiều họa tiết

     

     

    Đừng mặc quá nhiều họa tiết trên người. Bạn chỉ có thể mặc 2 họa tiết khác nhau khi quần và áo đồng màu. Còn nếu khác màu thì hạn chế bởi họa tiết quá nhiều sẽ khiến bạn trông lộn xộn, rối rắm.

    2.9 Tất phải che được cổ chân

     

     

    Khi ngồi, gấu quần bị co lên trên cổ chân. Lúc này, hãy che chỗ da thịt bị hở bằng một đôi tất dài.

    3 Các yếu tố đánh giá một người biết ăn mặc lịch sự

    3.1 Giữ cơ thể sạch sẽ, thơm tho

    Bạn phải học cách quan tâm và kiểm soát mùi cơ thể của mình để không gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Bất kề mùi xuất phát từ đâu, chân, vùng dưới cánh tay hay miệng, tất cả đều trở thành rào cản giao tiếp giữa bạn và đối phương. Cho nên, dù mặc đẹp, mặc sang, hàng hiệu mắc tiền đến đâu cũng không đủ níu giữ hay giúp bạn tự tin lại gần người khác chỉ vì mùi cơ thể.

    3.2 Mặc quần áo tôn được dáng người

    Những bộ quần áo vừa vặn sẽ giúp bạn tôn được hình dáng cơ thể. Ngoài ra, trang phục đơn giản càng dễ làm nổi bật vóc dáng và điểm mạnh trên cơ thể hơn những bộ quần áo rườm ra, phức tạp.

    3.3 Mặc trang phục đúng hoàn cảnh, môi trường

    Bạn nên nắm rõ đúng hoàn cảnh để chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp. Đây là cách bạn tôn trọng mọi người xung quanh cũng như tôn trọng chính bản thân mình.

    3.4 Không nên ăn mặc xuề xòa

    Trang phục chính là cách đánh giá một phần tính cách của người mặc trang phục. nếu bạn ăn mặc xuề xòa chắc hẳn rất khó để cho mọi người tin tưởng bạn là một người lịch sự.

    3.5 Quần áo sạch sẽ, phom áo thẳng thắn

    Trang phục nhăn nhúm, có vết bẩn sẽ gây ra những khó chịu cho người khác khi nhìn thấy. Họ sẽ đánh giá bạn là người sạch sẽ hay lười biếng ngay qua trang phục mà bạn đang mặc.

    3.6 Vệ sinh giày sạch sẽ

    Đôi giày là điểm dừng mắt tiếp theo sau gương mặt, đừng bỏ qua chuyện giặt giày hay vệ sinh chúng thường xuyên để tăng thời gian sử dụng, đồ bền và tiết kiệm tiền mua giày mới.

    3.7 Phụ kiện của trang phục

    Vai trò chính của phụ kiện là tạo thêm điểm nhấn cho trang phục, giúp trang phục của bạn trông hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng nó quá mức để tránh bị gắn mác phô trương.

    Trên đây là các nguyên tắc về phép ăn mặc lịch sự khi đi làm ở chốn công sở cũng như là khi bạn đi ra nơi công cộng. Qua bài viết này hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn cụ thể và đúng về cách ăn mặc hãy là một con người văn minh bạn nhé.