[Tổng hợp] Tất cả mẹo vặt xử lý quần áo hữu ích chị em cần biết

Mục lục nội dung

    Hàng ngày, bạn thường rất hay gặp phải rất nhiều những vấn đề liên quan đến trang phục. Chẳng hạn như là quần jeans để trong tủ lâu ngày có mùi ẩm mốc, chiếc áo len đang mặc bị xù lông…Những mẹo vặt xử lý quần áo dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn để vừa tiết kiệm được thời gian, vừa giúp giữ đồ luôn trông như mới.

     

     

    1. Những điều cần chú ý khi cất giữ quần áo

    1.1 Không để áo trong điều kiện ẩm

    Vì bản thân da đã chứa một lượng nước nhất định. Nếu để ẩm, áo sẽ bị mục hỏng. Vì thế, trước khi cất, bạn cần phơi khô áo, chọn những hôm trời nắng, đem hong vào buổi sớm hoặc sau 16h. Nên treo áo vào chỗ râm, không phơi trực tiếp dưới nắng chói chang. Chú ý, sau khi phơi, không gập áo vào cất ngay đi mà cần để cho nguội hẳn.

    1.2 Tránh để áo ở chỗ có gián, côn trùng

    Thành phần hóa học của da có protein nên dễ bị mọt, gián tấn công, nhất là trong điều kiện nhiệt độ khoảng 22 độ C, độ ẩm 75%. Bạn hãy cất áo trong túi nylon và treo vào tủ.

    1.3 Vệ sinh áo trước khi cất giữ

    Nếu không làm việc này, đến mùa sau áo của bạn sẽ tối màu và nổi lên những nốt sần trên bề mặt. Những vết ố bẩn nhiều khi là nơi trú ngụ của mối mọt. Hãy lấy một cây roi nhỏ đập nhẹ vào áo, cũng có thể phủi bằng tay để làm bụi bẩn rơi xuống hết.

    2. Các mẹo vặt xử lý quần áo hữu ích nhất

    2.1 Nước giấm, chanh có thể khử mùi lạ ở quần áo

    Vào mùa hè, quần áo và tất thường có mùi hôi của mồ hôi. Nếu ta đem quần áo và tất đã giặt sạch cho vào nước có pha giấm, chanh giặt lại 1 lần nữa, như vậy sẽ khử đi được mùi hôi trong quần áo và tất.

    Chanh dùng để xử lý quần áo cực kì tốt

    2.2. Cách làm giảm bớt nếp nhăn

    Quần áo tơ lụa hoặc cotton khi bị nhầu, ta có thể cho vào nước ấm ngâm 1 lúc, sau đó dùng sức kéo phẳng ra, các vết nhăn sẽ tự mất đi.

    Cách đơn giản nhất để có thể nhanh chóng loại bỏ mọi nếp nhăn của quần áo khi không có sẵn bàn là chính là bạn dùng máy sấy tóc.

    Một tay bạn kéo căng chỗ vải bị nhăn nhúm, một tay dùng máy sấy làm nóng ngay chỗ đó cho tới khi nó căng lên và hết nhăn thì thôi.

    2.3 Cách làm mất đi vết sờn trên áo len

    Áo len mặc lâu, cọ sát nhiều thương hay bị sờn. Để làm cho vết sờn không còn nữa, ta hòa lẫn nước và giấm mỗi thứ một nửa, phun lên chỗ bị sờn, sau đó đem áo đi giặt, sợi len sẽ phục hồi trạng thái ban đầu.

    Với chiếc áo len bị xù lông, trước tiên, bạn cần phải làm ướt nó với nước sạch sau đó đem phơi khô. Sau đó, bạn hãy dùng 1 tay kéo căng áo, một tay dùng dao cạo râu, cạo những đường ngắn trên những chỗ bị xù lông, sau đó hãy dùng bàn chải đánh răng hoặc dùng băng dính loại bỏ chúng

    2.4. Cách giặt áo da

    Khi giặt áo khoác da, ta phải dùng nước ấm giặt tẩy sạch các vết cáu bẩn có trên áo, sau đó dùng bàn chải tẩm nước xà phòng chải nhẹ, dùng tiếp nước lau sạch, rồi đem áo phơi vào nơi râm mát. Sau khi áo khô, đánh lên áo một ít si dùng cho đồ da là được.

     

     

    2.5 Cách giặt áo veston

    Không nên giặt áo vest bằng máy giặt, vì lồng xoay của máy giặt sẽ làm nhàu nát áo, không giữ được kiểu dáng của áo. Xấu nhất đó là áo vest của bạn sẽ không thể mặc được nữa.

    Không được dùng bàn chải, nhất là bàn chải lông cứng để tẩy những vết bẩn khô cứng hay vết bẩn khó đi. Vì chất liệu của áo vest rất nhạy cảm nếu bạn dùng bàn chải rất dễ bị xù lông, xước vải, bạc màu áo.

    Không được dùng nước nóng để ngâm quần áo, nhất là nước trên 70 độ C. Vì như thế sẽ làm co các lớp phụ kiện bên trong áo, và như thế làm áo của bạn bị co rúm hoặc nhăn nheo. 

     

    Giặt áo vest cần chú ý 

    Hạn chế vắt, hay vò áo quá mạnh trong khi giặt và phơi áo Vest, vì như thế sẽ làm áo vest của bạn bị co rúm, nhăn nheo. Hãy vò nhẹ nhàng, và vắt qua nước rồi đem ra phơi.

    Không nên dùng bàn là thông thường là trực tiếp lên bề mặt áo vest vì chất liệu vải của áo vest rất nhạy cảm sẽ làm áo vest của bạn rất dễ bị cháy, hay nhăn nheo.

    Xem thêm: Cách giặt quần áo bằng tay thơm tho sạch sẽ hơn cả ở tiệm giặt là

    2.6 Giặt quần áo bằng nước lạnh

    Bạn nên giặt bằng nước lạnh bởi như vậy sẽ giúp giữ độ bền cho chất liệu cũng như kiểu dáng trang phục. Hơn nữa, hầu hết các chất tẩy rửa đều có tác dụng khi được sử dụng với nước lạnh. Nước nóng sẽ làm giảm độ bền của chất liệu vải cũng như khiến chúng nhanh phai màu hơn.

    2.7 Không mang quần áo đi giặt với máy giặt quá nhiều lần

    Nếu bạn muốn giữ quần áo sạch sẽ, việc mang chúng đi giặt sẽ không phải là sự lựa chọn duy nhất. Bởi việc giặt nhiều sẽ khiến chất vải bị xuống cấp, nhanh bạc màu và cũ rất nhanh. Nếu đồ của bạn bị dính vết bẩn, hãy dùng bàn chải cũ nhẹ nhàng làm sạch. Còn nếu đồ bạn có mùi, hãy treo nó trước tủ lạnh qua đêm. Đây là bí quyết vô cùng hiệu quả, vì nhiệt độ thấp sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn và mùi hôi.

    2.8 Có thể sử dụng móc nhỏ từ lon Soda để nhân đôi móc treo quần áo

    Các móc nhỏ từ lon soda có thể tận dụng để nhân đôi móc treo quần áo. Với ý tưởng này bạn có thể ghép trang phục trong tuần với nhau, cách này cũng giúp tiết kiệm được không gian tủ quần áo.

    2.9 Cuộn chiếc áo để tiết kiệm không gian tủ chứa đồ

    Cách gập quần áo truyền thống rất tốn diện tích tủ, hãy cuộn chiếc áo để tiết kiệm không gian tủ chứa đồ.

    2.10 Cách khắc phục dây rút bị tuột

    Có 2 cách giúp bạn không cần lo lắng khi dây rút bị tuột, chỉ cần luồn dây vào ống hút hoặc chiếc kim băng để giữ dây rồi dùng chúng để luôn vào bên trong chiếc quần hay áo để luồn sang đầu bên kia.

     

    Xử lý dây rút bị tuột đơn giản bằng ống hút

    2.11 Khử mùi chiếc quần jean mới

    Khử mùi chiếc quần jean và để nó lâu bay màu hãy nhét chúng vào chiếc túi ni lông rồi để trong ngăn đá. Ngoài ra bạn có thể cho thêm 1 vài lát chanh vào chiếc túi đó để có thể khử mùi của tủ lạnh mà vẫn tăng hiệu quả khi bảo quản chiếc quần.

    2.12 Khắc phục quần áo bị dính kẹo cao su

    Nếu quần áo của bạn bị dính kẹo cao su hãy lấy viên đá lạnh chà lên chúng, hơi lạnh của viên đá sẽ khiến vết bã kẹo bị đánh bay.

     

    Quần áo lỡ có dính kẹo cao su thì đừng lo lắng

    2.13 Cách làm cho quần áo không bị phai màu 

    Hãy ngâm chiếc áo vào trong chậu nước muối khoảng 15-30 phút sau đó mới giặt, cách này sẽ giúp giữ màu lâu mà không bị phai hay xù lông sau khi giặt.

    Xem thêm:  Mẹo giặt quần áo siêu sạch nên biết

     

    3 Các mẹo vặt để xử lý các vết bẩn trên quần áo

    3.1 Cách tẩy vết mực dính vào áo quần

    Khi quần áo bị dính mực hãy dùng một miếng chanh tươi xát lên vết bẩn, sau đó đem giặt lại với xà phòng và xả nước cho sạch. Có thể thay chanh bằng cồn 90 độ, sau khi đem quần áo giặt với xà phòng thì xả lại bằng nước ấm.

    Để tẩy vết mực bút bi trên quần áo. Đầu tiên rỏ vài giọt nước rửa móng tay lên vết mực rồi đem giặt lại với xà phòng và xả nước cho sạch. Cũng có thể dùng kem đánh răng trộn với xà phòng phết lên vết bẩn rồi vò nhẹ và xả lại. Nếu vết bẩn vẫn còn, hãy thoa lên ít cồn rồi tiếp tục xả nước cho sạch.

     

    Xử lý vết mực trên áo cực kì đơn giản với các phương pháp sau

    Đối với vết mực in dính lên quần áo, bạn hãy ngâm quần áo với sữa nóng, để một lát rồi vò nhẹ cho đến khi vết mực phai hết. Nếu không có sữa, hãy dùng xà phòng hòa với xăng (không cho nước) rồi thấm dung dịch này lên vết bẩn. Dùng tay vò nhẹ cho đến khi vết mực tan thì giặt lại bằng xà phòng rồi xả sạch với nước lã.

    3.2 Cách tẩy vết gỉ sét trên quần áo

    Dùng một miếng chanh tươi xát vào vết gỉ sét rồi đem phơi nắng cho đến khi vết gỉ bay mất. Sau đó giặt lại bằng nước xà phòng. Bên cạnh đó bạn có thể dùng dấm thay vì chanh cũng hiệu quả. Có thể lặp lại vài lần như thế với vết gỉ lâu ngày.

    3.3 Cách tẩy vết bẩn do cà phê, nước trà

    Ngay khi bị bẩn, bạn hoàn toàn có thể giặt sạch nó trong nước ấm. Nếu vết bẩn đã khô lại, bạn hãy dùng đến Oxy già. Bạn hãy dùng tăm bông hoặc miếng bọt biển bôi Oxy già vào vết bẩn. Lúc đầu bạn chỉ nên bôi ở thử ở một góc nhỏ chỗ vết bẩn, nếu thấy vải không bị đổi màu thì lúc đó mới bôi toàn bộ lên vết bẩn.

    Ngoài các cách trên, bạn có thể tẩy rửa với: Baking soda; chưng cất giấm trắng và nước lạnh với tỉ lệ bằng nhau; chanh hoặc nước cốt chanh; bạn có thể trộn chung với chất tẩy rửa để làm sạch vết bẩn

    3.4 Cách tẩy vết bẩn do rượu

    Tương tự với cà phê, nước trà nếu bạn làm đổ rượu lên quần áo bạn cần phải mang nó đi giặt ngay. Nếu để vết bẩn đã lâu ngày, bạn có thể pha dung dịch gồm phèn và amoniac rồi thấm lên chỗ bẩn, vò mạnh sau đó giặt lại bằng nước sạch hoặc bạn cũng có thể cho vào máy giặt để tiết kiệm thời gian.

    3.5 Cách tẩy vết bẩn do nước trái cây

    Cách tốt nhất là dùng muối ăn rắc nhẹ lên trên vết bẩn. Sau đó dùng nước thấm ướt rồi ngâm vào nước xà phòng để giặt lại.

    Đối với vết bẩn nhẹ, ta có thể dùng nước lạnh để giặt. Tuy nhiên với vết bẩn nghiêm trọng, bạn nên pha một dung dịch gồm 20 phần nước và 1 phần amoniac tẩy vết bẩn. Dung dịch này có khả năng trung hoà axit hữu cơ có trong nước trái cây.

    Một cách đơn giản khác nữa là dùng giấm ăn nhỏ vài giọt lên vết bẩn rồi dùng tay vò sạch, sau đó giặt lại bằng nước sạch.

    3.6 Cách tẩy vết bẩn do kem

    Với loại vết bẩn này bạn có thể dùng một ít xăng sau đó cho lên trên vết bẩn rồi vò thật mạnh. Dùng nước xà phòng và xả lại bằng nước xả vải để khử đi mùi xăng.

    3.7 Cách tẩy vết bẩn do xì dầu

    Với vết bẩn là xì dầu, bạn có thể giặt quần áo với nước xà pòng ấm có pha với dung dịch amoniac và phèn. Chỉ cần vò một lúc bạn sẽ thấy vết bẩn không còn nữa.

    3.8 Cách tẩy vết dính do kẹo cao su

    Bạn có thể dùng xăng hoặc cồn là có thể tẩy sạch hoặc là cho quần áo bị dính kẹo cao su vào ngăn đông tủ lạnh, sau một thời gian vết kẹo sẽ bị cứng, dòn, bạn chỉ cần bóc nó ra.

    3.9 Cách tẩy vết bẩn do tương cà chua

    Trước tiên bạn hãy làm sạch tương cà chua ra khỏi quần áo. Ngay sau đó giặt quần áo với nước ấm pha xà phòng, vò mạnh sẽ tẩy được vết tương cà chua.

    3.10 Cách tẩy vết bẩn do sô cô la 

    Hãy loại bỏ lượng sô cô la thừa bằng cách cho quần áo vào tủ đá và sau đó cạo hết phần sô cô la đã cứng lại. Tiếp đó đổ nước nóng vào mặt sau của vết bẩn sẽ làm sô cô la bị tan chảy để đẩy vệt bẩn khỏi sợi vải. Xoa xà phòng giặt lên vết bẩn và ngâm quần áo trong sữa trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Giặt giũ như bình thường và lặp lại lần nữa nếu thấy cần.

     

    Vết bẩn từ socola không xử lý đúng cách thì rất dễ vứt luôn cả bộ quần áo đấy

    3.11 Cách tẩy vết bẩn do dung dịch trứng gà đánh tan

    Sau khi vết bẩn khô lại, bạn sẽ dùng chính lòng đỏ trứng trộn lẫn với glycerin rồi lau lên trên vết bẩn. Sau bước này bạn chỉ cần cho quần áo vào máy giặt là xong.

    3.12 Cách tẩy vết bẩn do dầu ăn

    Bạn nên dùng nước súc miệng lau nhẹ vài lần, sau đó vò lại với nước ấm là có thể thổi bay vết bẩn khó giặt này.

    3.13 Cách tẩy các vết bùn

    Pha giấm với nước để tẩy chúng. Nếu là len hay đăng đen thì dùng bàn chải mềm chải nhẹ trước khi ngâm vào nước giấm là được.

    3.14 Cách tẩy các vết ố vàng

    Dùng khoai tây luộc chà xát lên quần áo như xà bông và xả lại bằng nước lạnh để phơi.

    Đun sôi một nồi nước với chanh cắt lát và cho quần áo vào ngâm khoảng 1 giờ trước khi đem giặt bình thường.

     

    Xử lý các vết ố vàng với các mẹo sau

    Bạn cũng có thể dùng gừng để rắc lên vết áo ố và cho thêm ít nước để vớt qua. Sau đó giặt bình thường với xà phòng, vết ố sẽ biến mất.

    Kem đánh răng hay nước muối có nồng độ 3% đến 5% cũng là những cách bạn có thể dùng để tẩy vết ố vàng cho quần áo.

    3.15 Cách tẩy các vết mồ hôi

    Nên ngâm áo vào nước javel và giặt sạch lại với nước lã và xà phòng.

    3.16 Cách tẩy vết bẩn màu vàng của tôm

    Sau khi luộc cua chín, bạn có thể lấy mang trắng của nó vò lên trên vết bẩn quần áo. Sau đó giặt lại bình thường với xà phòng, vết bẩn sẽ biến mất trả lại quần áo sạch sẽ như lúc đầu.

    3.17 Cách tẩy vết bẩn do tương hoặc giấm ăn

    Dùng dung dịch amoniac để rửa, sau đó dùng dung dịch axalic axit để tẩy, cuối cùng giặt bằng nước sạch.

    Dùng ngó sen tươi, vắt lấy nước và xoa đều lên khắp vết bẩn.

    Dùng đường và cát trắng xát lên trên vết tương rồi dùng nước nóng để giặt lại.

    3.18 Cách tẩy vết nến dính trên quần áo

    Hãy dùng dao cạo sạch vết nến. Sau đó đặt ở trên và dưới chỗ bẩn 2 tờ giấy thấm, dùng bàn là là cho đến khi vết bẩn không còn nữa.

    3.19 Cách tẩy vết sơn dầu

    Dùng xăng hoặc dầu thông để xoa vào mặt trái của vết sơn dầu ngay lúc sơn chưa khô, sau đó nếu kỹ hơn bạn dùng ethylene hoặc axit acetic để tẩy sạch vết bẩn rồi giặt lại với nước sạch. Nếu không có xăng có thể thay thế bằng dầu hoả hoặc cồn.

    Nếu vết bẩn đã bị dính lâu ngày, dùng ester và dầu thông trộn đều vào nước rồi ngâm vào quần áo trong 10 phút, vò lại rồi vắt cho thật khô. Sau đó lại dùng cồn để vò lại lần nữa và giặt sạch với nước. 

    3.20 Cách tẩy vết bẩn do thuốc lá

    Có thể dùng aceton hoặc rau cải đế xát vào vết thuốc lá dính trên áo. Với những vết đậm hơn có thể dùng dầu hoả để xoa vào. Vết bẩn mới gây ra do thuốc lá nên dùng xăng để thoa vào ngay

    3.21 Cách tẩy vết mực 

    Ngâm chỗ bị dây bẩn với sản phẩm chứa cồn như rượu hay gôm xịt tóc, sẽ là phương pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này. Dùng một mảnh vải xoa nhẹ vết bẩn và thấm hút cho đến khi vết mực phai dần. Sau đó giặt như bình thường.

    Các bạn thấy đấy, có hàng chục mẹo xử lý các vết bẩn trên quần áo cũng như là bảo quản quần áo luôn mới mẻ, thơm tho sạch sẽ, hãy ghi chú lại ngay vào sổ tay những mẹo vặt xử lý quần áo này nhé. Chúc các bạn thành công xử lý hết những vấn đề ở tủ quần áo nhà mình.